
Cứ vào tháng 9 hàng năm, không quân Anh lại tổ chức một nghi lễ rất lạ, đó là đốt một cây đàn piano bằng gỗ.
Lịch sử kể lại rằng vào tháng 7/1940, khi Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy rơi vào tay Đức Quôc xã, đồng thời lực lượng đồng minh buộc phải rút khỏi bãi biển ở Dunkirk, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã thốt lên rằng: Trận chiến nước Pháp đã kết thúc và trận chiến của Anh sắp bắt đầu.
Đội quân của Hitler biết rằng, để thực hiện thành công Chiến dịch Sư tử biển (chiến dịch xâm lược Anh), quân đội Đức cần tiêu diệt toàn bộ các tàu Hải quân Hoàng gia cũng như không để không quân can thiệp.
Từ tháng 7 đến tháng 10/1940, các phi công của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã giao chiến bất kể ngày đêm với Không quân Đức trên bầu trời nước Anh. Kế hoạch của chỉ huy Không quân Đức, Hermann Goring là bằng mọi giá tiêu diệt RAF, bao gồm cả phi đội trên bầu trời cũng như các cơ sở chế tạo máy bay dưới mặt đất.
Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh gần như bị tiêu diệt vào thời điểm ấy, khi Goring ra lệnh phá hủy các mục tiêu quân sự và kinh tế trên khắp Vương quốc Anh
Người Anh thiếu trầm trọng các phi công có kinh nghiệm, nhưng với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên từ 14 quốc gia, họ đã cố gắng cản bước tiến của quân Đức. Kết quả có hơn 1.500 phí công Anh và đồng minh đã thiệt mạng và hơn 1.740 máy bay bị tiêu diệt.
Khi đó, tiêu chuẩn tuyển chọn phi công của Hoàng gia Anh thường đến từ tầng lớp quý tộc hoặc có xuất thân từ hoàng gia. Chính vì vậy, vấn đề nan giải với RAF là rất nhiều máy bay được cung cấp bởi quân đội đồng minh nhưng lại không có phi công để lái chúng.
Đứng trước sự thiếu hụt trầm trọng phi công, RAF đã phải tuyển dụng dân thường theo tiêu chuẩn “quý ông”. Tuy nhiên, những phi công này ngoài việc học “không chiến” thì còn phải học piano để đạt được danh hiệu theo tiêu chuẩn mà giới quý tộc thời đó yêu cầu.
Do vậy những phi công này được cho là vì quá căng thẳng mà đốt cháy cây đàn piano.
Ngoài ra, còn một lời giải thích khả dĩ hơn cho việc đốt cháy đàn piano thời đó là một nhóm phi công RAF thường tận hưởng niềm vui âm nhạc hàng đêm bởi một người trong số họ là một nghệ sĩ dương cầm tài ba.
Sau một nhiệm vụ khốc liệt trên bầu trời nước Anh, người nghệ sĩ dương cầm đáng mến đó đã không trở lại. Các phi công hiểu rằng cây đàn piano sẽ không bao giờ cất lên bản nhạc mà họ từng say mệ. Để người đồng đội của mình sống mãi, họ đã đốt chiếc đàn piano đó đi.
Giờ đây, cứ vào tháng 9 hằng năm, Không quân Hoàng gia Anh cùng với tình nguyện viên trong trận chiến nước Anh và Phát xít Đức lại kỷ niệm chiến thắng bằng nghi lễ đốt cây đàn piano.
Trong buổi lễ, đàn piano sẽ bị những người lính không quân cầm rìu và đập nát thành từng mảnh và sau đó đốt cháy.
Ngày nay, nghi lễ đốt đàn piano mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đã chiến đấu và hy sinh trong trận chiến của Anh và phát xít Đức.